Tổng Kho Châu Âu - Hotline: 0943.366.299
Tổng kho bếp Châu Âu - Since 1995

Chia sẻ kinh nghiệm dạy bé ngôn ngữ và kỹ năng

Đăng bởi Phạm Thị Nhung

Xem nhanh

  1. 1. Đồng hành cùng con học nói và tăng vốn từ cho con.
  2. 2. Tăng khả năng tư duy cảm thụ cuộc sống
  3. 3. Dạy con về kỹ năng sống, giao tiếp

Việc nuôi dạy con là một vấn đề khá nhạy cảm với nhiều ông bố, và mẹ. Đối với tôi cũng vậy, việc làm mẹ của một đứa bé 18 tháng tuổi không hề dễ dàng một chút nào cả. Tuy nhiên, nếu có những phương pháp tương tác với con thì không những giúp con phát triển toàn diện hơn mà còn nuôi dưỡng tâm hồn con phát triển lành mạnh, tăng khả năng tuy duy của bé lên rất nhiều. 

1. Đồng hành cùng con học nói và tăng vốn từ cho con.

Các bé dưới một tuổi thì thường chưa nói được gì nhiều nhưng khi bạn hãy cố gắng bắt chuyện với bé một cách rành mạch, chính xác câu từ và âm lượng rõ ràng. Mình tin chuyện một em bé sẽ phát triển trên nền tảng những gì bé được tiếp nhận. Ví dụ: Bin ơi, đi tắm thôi. Bây giờ mẹ cho Bin đi tắm nhé. Bin ơi, đi măm măm thôi nè...Bin, có muốn đi chơi không con...
Đối với bé nhà mình, mười tháng là cháu đã biết bập bẹ gọi bố bố, ma ma. Sau một tuổi con bắt đầu có những phát huy rõ rệt về khả năng nói, phát âm nên mình giúp con phát triển triệt để phương diện này cho con.  Con học được rất nhiều từ mới: ông bà, chó mèo, heo gà, hoa lá,... Ngày tết nhà có rất nhiều hoa nên mình chỉ luôn... Thấy chỗ nào có hoa là chỉ "bông hoa", chiếc lá, cây xanh, bầu trời, con đường, cánh đồng, ngôi nhà... Gần như lúc nào có con ở cạnh mình cũng tương tác cùng con, gieo rắc ngôn ngữ vào trong đầu con. 
Lúc đi chơi ra ngoài mình gọi tên tất cả những thứ có thể nhìn thấy cho con nghe bất kể là thứ gì khi mắt con đang nhìn chăm chú vào thứ đó. Mình cũng sẽ hỏi con như tivi đâu con, bàn đâu con, ghế đâu con, gà kêu sao con để con có thể nhận biết các vật xung quanh mình. Dần dần mình tăng level lên như sẽ hỏi bé (gà con thì kêu như thế nào: ví dụ như chip chip chip chào bạn gà con, gà mái thì như thế nào, gà trống thì như thế nào). Mình hay nói với con những cụm từ đầy đủ thông tin và ngữ nghĩa kiểu như: chim bay trên bầu trời, cá bơi ở dưới nước, bông hoa đang nở, bướm đậu trên những bông hoa... Bé cứ nghe dần và thẩm thấu vào đầu mỗi ngày như vậy. 

Hay nói với con những cụm từ đầy đủ thông tin và ngữ nghĩa

Hay nói với con những cụm từ đầy đủ thông tin và ngữ nghĩa

2. Tăng khả năng tư duy cảm thụ cuộc sống

Về phương diện này, mình dạy con về màu sắc của chiếc lá xanh, bầu trời tối đen như mực, quả bóng hình gì con, cánh cửa hình gì.. Và vẽ hình sau đó hỏi con. Vẽ trên cát, vẽ bằng phấn, bằng chì... để xem bé đã cảm thụ được hình khối thực tế chưa hay chỉ thuộc vẹt. Bạn nhà mình đã thuộc các hình: vuông tròn, tam giác, ngũ giác, chữ nhật, trái tim, bông hoa, chữ thập, hình thoi nên thích trò này lắm...
Mình cũng hay dạy con về tính chất và trạng thái của các sự việc, sự vật. Ví dụ ngay như mình giúp con phân biệt nước nóng và nước lạnh. Nếu nước lạnh mình cho con sờ vào viên đá, còn nước nóng mình cho con sờ vào chai nước ấm để con có thể tự cảm nhận được. 
Mình cũng cho con vào bếp cùng xem mẹ nấu ăn (mình hay cho vào ghế ăn rồi đứng cạnh trong bếp luôn), chỉ cho con về lửa nóng - nguy hiểm, chiên cá, luộc  rau, chỉ gia vị, các loại rau củ mắm muối, thực phẩm. Cho con nếm vị muối và nói cho con biết đó là mặn, vị đường nói là mặn, vị của chanh nói là chua... Tiêu thì cay, ớt thì cay, bánh thì ngọt, kẹo thì ngọt, chanh thì chua,... Chỉ cho bé biết phân là hôi, thối..  Kiểu như vậy.
Về giúp con tổng hợp tư duy thì mình giúp con phân biệt và gọi tên gà con, gà trống, gà mái. Cho con cùng tham gia cho gà ăn, lúc tắm lúc gạo lứt, lúa lúc bắp, rồi thỉnh thoảng hỏi: Gà ăn gì con.. Bé sẽ tự nhớ và liệt kê. Ra xem chuồng bò thì chỉ bé đâu là bò con, đâu là bò mẹ, bò to, bò nhỏ. Rủ con ngắm bầu trời, đếm sao, ngắm mưa dạy con biết là trời sắp mưa, đang mưa, hết mưa... Có vô số ngôi sao, có vô số hạt mưa. Ví dụ mình hay hỏi con:

3. Dạy con về kỹ năng sống, giao tiếp

Có thể nói, ở phương diện này mình đã đắn đo rất lâu cũng như tìm hiểu về nhiều nguồn sách về phương pháp dạy con sao cho tốt nhất. Vì phần lớn tính cách và đạo đức của trẻ nhỏ bắt nguồn từ chính các phương pháp dạy của phụ huynh. 
Đầu tiên, mình dạy con về ý thức không đòi hỏi lấy đồ của người khác. Bình thường trẻ nhỏ thấy đồ vật gì mới lạ thường vòi bố mẹ cho bằng được dù không phải của mình, và mình không mong con mình có tính cách như vậy. Mình hay đặt câu hỏi với con: cái này của ai.. quan sát hàng ngày bé sẽ biết và trả lời: của mẹ, của ba, của bà, tùy... Ví dụ khi bé chạm, lấy, một món đồ không phải của mình mình sẽ hỏi: Smile, cái - này - của - ai. Rõ ràng, dứt khoát sau đó nói: Con trả lại, lặp lại đến khi con làm đúng. Cách này rất hiệu nghiệm khi đi siêu thị, không đòi hỏi lung tung, khi đến nhà người khác chơi, khi con vớ phải những món đồ dễ hỏng, nguy hiểm. Dần dần bé sẽ quen và hiểu, mình không được tiếp tục chơi (cầm) món đồ đó nữa.

Tiếp theo, mình dạy con cách xin lỗi và cảm ơn những người xung quanh khi bé được nhận một cái gì đó hay làm sai chuyện gì đó. Khi bé làm điều sai, sẽ bảo bé xin lỗi. Ngược lại khi được cho, được giúp sẽ bảo bé cảm ơn. Mình cũng nói lời cảm ơn, xin lỗi con khi phù hợp. Do được mẹ tạo thói quen này ngay từ bé, nên giờ khi bé nhận được đồ của cô dì chú bác thì đều gật đầu cảm ơn, còn khi bé làm sai với mẹ thì đều khoanh tay xin lỗi mình nhìn cưng xỉu các chị em ạ. 
Lời chào, lời tạm biệt cũng là một phần mình hay hướng dẫn bé nhà mình thực hiện. Bình thường khi ai đó về mình hay bảo: “Bin ra chào bà ngoại đi con”, “chào ông ngoại đi con”. Bây giờ nghe tiếng xe từ xa là đang làm gì cũng bỏ ngang chạy ra chào. Hôm qua đang xem sách trong phòng, nghe tiếng mèo đi chơi về nói vọng ra: “chào mèo”. Ôi, nhìn con như vậy thấy đáng yêu lắm các mẹ ạ. 

Kỹ năng giao tiếp giúp con đáng yêu hơn, sống tình cảm hơn.

Kỹ năng giao tiếp giúp con đáng yêu hơn, sống tình cảm hơn.

Tạm biệt cũng vậy. Chỉ bé tạm biệt ông, bà, ba, cô, dì rồi bé sẽ nhớ và tự hành động. Bây giờ ra khỏi giường là tạm biệt đủ thứ: bye gối, bye khỉ, bye quạt, bye baby, bye giường, bye chiếu... Ra khỏi bép thì bye muối, bye bột ngọt, bye chén....Đi trên đường thì: bye mây, bye trời, bye ô tô, bye cây, bye công viên. Yêu lắm. 
Mình thấy dạy cho bé những kỹ năng này sẽ giúp con sống có tình cảm hơn, và cũng trở nên đáng yêu hơn. 
Ngoài những ý cụ thể thì mình còn giao tiếp với con nhiều bằng lời nói, hát và đọc thơ cho con nghe. Những bài thơ lúc còn tiểu học, ngôn ngữ gần gũi trong sáng bé mình rất thích. Kể chuyện cho con nghe, những câu chuyện bịa đặt lồng ghép thông tin gần gũi nhất với con. Hạn chế cho con tiếp xúc với ngôn ngữ không lành mạnh, bình tĩnh trước con nhất có thể không nặng lời, to tiếng hay quát nạt. 
Nuôi một em bé, từng ngày từng khoảnh khắc thật sự là một công trình với mỗi người cha mẹ. Mình chia sẻ những kinh nghiệm nuôi dạy bé nhà mình cho các chị em cũng đang đi tìm phương pháp nuôi dạy phù hợp với con của mình. Mình biết rằng, mỗi đứa con sẽ có tính cách và khả năng khác nhau. Cũng như có rất nhiều phương pháp đa dạng cũng như khác nhau của nhiều bà mẹ giúp con phát triển toàn diện hơn.  Nhưng có một điều mình biết rằng, các chị em phụ nữ đều có niềm yêu thương con vô bờ bến và luôn dành những điều tốt đẹp nhất cho con của mình. Và chính niềm yêu thương đó là phương pháp xương sống để giúp các mẹ dạy con lên người. 

>> Xem thêm:  Không ngừng nỗ lực, hạnh phúc sẽ đến

 

Tags :

ĐĂNG KÝ NHẬN DỊCH VỤ

Cam kết mọi thông tin của bạn sẽ được bảo mật

Sản phẩm liên quan

Sản phẩm bán chạy

X
Tổng kho bếp Châu Âu - Since 1995
Chào mừng
Gửi
Đóng
Liên hệ với chúng tôi !