Tổng Kho Châu Âu - Hotline: 0943.366.299
Tổng kho bếp Châu Âu - Since 1995

Cấu tạo và nguyên lý hoạt động của lò vi sóng

Đăng bởi Bùi Văn Nam

Xem nhanh

  1. 1. Lò vi sóng là gì?
  2. 2. Cấu tạo của lò vi sóng
  3. 3. Nguyên lý hoạt động của lò vi sóng
  4. 4. Kết luận

Lò vi sóng ngày càng trở nên phổ biến trong gian bếp của mọi gia đình Việt. Nếu nắm rõ cách sử dụng, lò vi sóng có thể thay bạn thực hiện nhiều công thức nấu ăn phức tạp trong một khoảng thời gian rất ngắn. Bạn tiếp xúc với thiết bị này hàng ngày, nhưng liệu bạn có hiểu được cách thức hoạt động diễn ra bên trong khoang lò ấy hay không? Nếu bạn cảm thấy tò mò, hãy tham khảo bài viết dưới đây để tìm ra câu trả lời!


1. Lò vi sóng là gì?

Lò vi sóng hay còn được gọi với cái tên lò vi ba, là một thiết bị không thể thiếu trong phòng bếp nhờ vào những tính năng nấu nướng hết sức nhanh chóng và tiện lợi. Mặc dù hay bị nhầm lẫn với lò nướng, lò vi sóng lại có nguyên lý và tính năng hoàn toàn khác biệt. Thiết bị này thường được sử dụng để hâm nóng thức ăn và rã đông thực phẩm.

 


Lò vi sóng thường dùng để hâm nóng thực phẩm
Lò vi sóng thường dùng để hâm nóng thực phẩm

 

Đặc điểm của lò vi sóng là sở hữu cơ chế sinh nhiệt rất nhanh và làm nóng sâu, đều bên trong thực phẩm. Đây là ưu điểm vượt trội của lò vi sóng so với các thiết bị gia nhiệt khác. Tuy nhiên, nhiệt độ mà lò vi sóng sản sinh không cao, chỉ tương đương với nhiệt độ nước sôi.

Lò vi sóng được phân ra nhiều loại, tiêu biểu nhất là: lò vi sóng dạng cơ học, lò vi sóng điện tử, lò vi sóng kèm chức năng nướng, lò vi sóng âm tủ.

Tham khảo thêm: lò vi sóng Malloca thiết kế theo phong cách Châu Âu với khung và khoang lò bằng thép không gỉ sáng bóng, cửa kính cách nhiệt nhiều lớp tạo cho lò vẻ ngoài 

 

2. Cấu tạo của lò vi sóng

Một chiếc lò vi sóng tiêu chuẩn gồm các bộ phận chính:


Những bộ phận cơ bản của lò vi sóng
Những bộ phận cơ bản của lò vi sóng

 


Buồng nấu

Buồng nấu được thiết kế là một chiếc lồng Faraday, bao quanh là lưới kim loại để đảm bảo chắc chắn rằng sóng vi ba không bị lọt ra ngoài. Lưới kim loại có thể được nhìn thấy khi quan sát cửa ngoài của lò vi sóng. Để có thể ngăn chặn sóng, lỗ trên lưới bắt buộc phải có kích thước nhỏ hơn bước sóng của vi ba (12cm). Còn lý do vì sao chúng ta vẫn có thể nhìn thấy ánh sáng phát ra từ lò thông qua lưới, đó là bởi ánh sáng có bước sóng ngắn hơn nhiều. Việc quan sát thực phẩm từ bên ngoài khi lò vi sóng đang hoạt động là điều hoàn toàn có thể.


Vỏ máy

Lớp vỏ bên ngoài có tác dụng bảo vệ lò vi sóng và đem lại tính thẩm mỹ cho thiết bị, thường được chế tạo từ kim loại.


Nguồn phát sóng

Đây là bộ phận cốt lõi của một chiếc lò vi sóng với tác dụng tạo sóng để gia nhiệt cho thức ăn. Nguyên lý hoạt động của bộ phận này tương đối phức tạp.


Biến thế cao áp

Lò vi sóng sử dụng biến thế tăng áp: 220V điện thế đầu vào ở cuộn sơ cấp, 2000V điện thế đầu ra tại cuộn thứ cấp.


Tụ cao áp

Tụ cao áp có nhiệm vụ biến đổi điện thế cao áp xoay chiều AC thành điện thế cao áp một chiều DC, nhằm mục đích kích hoạt nguồn phát sóng. Điện thế cao áp DC này sẽ dịch chuyển electron đi từ cực âm sang cực dương trong từ trường mạnh và tạo thành vi sóng.


Bảng điều khiển

Bảng điều khiển gồm các núm xoay vật lý (đối với lò cơ học) hoặc nút cảm ứng và màn hình điện tử (đối với lò điện tử) Thông qua bảng điều khiển, người sử dụng sẽ điều chỉnh sự hoạt động và các tính năng nấu nướng của lò.


Cánh tản sóng

Có chức năng khuấy đều sóng trong khoang nấu, để sóng được phân bổ đều đặn hơn, đảm bảo thức ăn trong khoang được làm nóng ở tất cả vị trí.


Quạt tản nhiệt

Làm mát các bộ phận sinh nhiệt cao trong lò vi sóng (biến thế cao áp và nguồn phát sóng)


Tecmit

Tecmit giúp ngắt nguồn điện để ngăn chặn những sự cố mà lò vi sóng có thể gặp phải trong quá trình hoạt động (lò quá nóng, thiết bị sản sinh lượng nhiệt vượt ngưỡng,...)


Đĩa quay 

Người sử dụng đặt thực phẩm lên trên đĩa, sau đó bộ phận này sẽ xoay tròn để giúp đồ ăn hấp thụ sóng đều. Đĩa quay được thiết kế với 2 bộ phận chính: bộ phận xoay gồm động cơ điện có thể đảo chiều và 1 đĩa thủy tinh tích hợp con lăn.

Tham khảo thêm: Lò vi sóng Bosch được nhập khẩu từ thương hiệu của Đức nổi tiếng thế giới. Đây là dòng lò vi sóng âm tủ cao cấp với nhiều tính năng ưu việt

 

3. Nguyên lý hoạt động của lò vi sóng

Trước khi sử dụng lò vi sóng, người nấu nướng cần nắm rõ nguyên lý làm việc để sử dụng lò sao cho đúng cách, đạt hiệu quả cao, đảm bảo sự an toàn tuyệt đối cho bản thân và gia đình, không gây cháy nổ và giữ tuổi thọ lâu dài cho thiết bị.

 

Nguồn sóng tạo ra từ bộ phát sóng có tần số 2450MHz, đi qua ống dẫn sóng vào tới khoang nấu, sau đó phản xạ qua lại giữa các bức vách. Thực phẩm trong lò vi sóng được xoay tròn để tiếp nhận đồng đều lượng sóng đó.

 


Thực phẩm hấp thụ lượng sóng phản xạ qua thành khoang nấu
Thực phẩm hấp thụ lượng sóng phản xạ qua thành khoang nấu

 

Sóng tần số 2450MHz chỉ gây ảnh hưởng với nước ở dạng lỏng thông thường, còn chất béo, đường và nước đá thì không. Vì sao khi thực phẩm hấp thụ sóng lại được làm nóng hiệu quả? Đó là do khi vi sóng đi vào thực phẩm, các phân tử nước sẽ dao động rất mạnh và chuyển thành dao động nhiệt. Nhìn theo một khía cạnh khác, cách thức gia nhiệt của lò vi sóng cũng giống như khi đun sôi nước.

 

4. Kết luận

Các mẫu lò vi sóng được phân phối trên thị trường ngày này nhìn chung đều có cấu tạo và nguyên lý hoạt động tương tự nhau. Tuy nhiên, những sản phẩm cao cấp đến từ các thương hiệu nổi tiếng, ví dụ như TEKA (lò vi sóng TEKA HLB 840, TEKA HSB 615, TEKA ML 820 BI,...) sẽ sở hữu chất lượng và độ bền tốt hơn. Do đó khi lựa chọn lò vi sóng, bên cạnh việc tham khảo kỹ lưỡng cấu tạo cũng như nguyên lý hoạt động của sản phẩm, đừng quên cân nhắc đến yếu tố thương hiệu bạn nhé!

 

- Bích Ngọc -
 

Tags :

ĐĂNG KÝ NHẬN DỊCH VỤ

Cam kết mọi thông tin của bạn sẽ được bảo mật

Sản phẩm liên quan

Sản phẩm bán chạy

X
Tổng kho bếp Châu Âu - Since 1995
Chào mừng
Gửi
Đóng
Liên hệ với chúng tôi !